Đây là chia sẻ của nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp với đại diện các doanh nghiệp (DN) công nghệ số là hội viên của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) chiều 7/4.

Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp: DN công nghệ số cần nắm bắt cơ hội từ cuộc CMCN 4.0

Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp: DN công nghệ số cần nắm bắt cơ hội từ cuộc CMCN 4.0

Theo nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp, chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) là cuộc cách mạng lan toả, làm thay đổi cả thế giới, mang đến cho thế giới một cơ hội như nhau. Đây cũng là cuộc CMCN thần tốc, ngoạn mục, ngoài sức tưởng tượng của con người và giải phóng lao động trí óc. Theo đó, DN công nghệ số cần nắm bắt cơ hội từ CMCN 4.0.

DN công nghệ số là những DN làm giàu từ trí tuệ, trí óc với trọng trách là lực lượng làm ra của cải cho xã hội, là lực lượng hội nhập thế giới và đào tạo đào tạo cán bộ kinh tế làm giàu cho xã hội.

DN công nghệ số phát triển cần có các bộ phận: nghiên cứu chiến lược sản phẩm, đào tạo cán bộ chất lượng cao (đào tạo đội ngũ lãnh đạo giỏi, kỹ sư chất lượng cao, công nhân lành nghề…); truyền thông – quảng bá thương hiệu; chăm sóc khách hàng và tổ chức thị trường; hậu cần – đời sống và bộ phận công tác chính trị để tạo chất xúc tác cho đội ngũ DN hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.

“DN công nghệ số trong thời đại CMCN 4.0 phải phát triển bền vững dựa trên văn hoá DN. Trong đó, văn hoá DN 70% phụ thuộc vào người đứng đầu. Theo đó, người đứng đầu DN phải làm được 5 việc, gồm có trình độ ngoại ngữ, có đam mê công việc, có đức, có tài, có bản lĩnh”, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nhấn mạnh.

Nguyên Bộ trưởng cũng chia sẻ: DN CNTT, công nghệ số có thể học hỏi sự phát triển của các DN công nghệ số hàng đầu thế giới và việc ứng dụng CNTT sâu rộng, hàng đầu thế giới của Israel, quốc gia không sử dụng giấy, không có người bảo vệ, không có cảnh sát đứng ngoài đường, không có người khiếu kiện vì ở đâu cũng được kết nối điện tử, được trả lời.

3 câu chuyện rút ra từ đại dịch

Trao đổi về khía cạnh văn hoá DN trong tập đoàn Novaon, ông Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch Tập đoàn Novaon khẳng định văn hoá DN có vai trò quan trọng để DN vượt đại dịch và chia sẻ ba câu chuyện của chính Novaon.

DN công nghệ số phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hoá - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Minh Quý: văn hoá DN có vai trò quan trọng để DN vượt đại dịch

Ông Quý cho biết trong bối cảnh COVID, DN đối mặt với khó khăn về doanh thu, thị trường, tăng trưởng nên phải thắt chặt chi phí. Nhiều DN phải cắt giảm nhân sự nhưng Novaon đã nỗ lực vượt qua để giữ được nhịp độ và tăng trưởng.

Câu chuyện đầu tiên được ông Quý chia sẻ là công tác truyền thông. “Trong đại dịch, việc quan trọng đầu tiên là làm thế nào thể hiện được sự tôn trọng đối với đội ngũ nhân viên. Theo đó, Novaon đánh giá công tác truyền thông rất quan trọng nhất là trong bối cảnh đại dịch không thể lường trước khó khăn là gì. Vì vậy, DN cần truyền thông truyền thông minh bạch, giúp ổn định tâm lý của đội ngũ nhân viên”.

Câu chuyện thứ hai là trong đại dịch, DN có thời gian để tập trung cho việc đào tạo. COVID không thể ảnh hưởng gì đến việc học tập. Novaon đã tranh thủ thời gian giãn cách để thực hiện đào tạo bởi việc này sẽ tạo tầm vóc mới, tích luỹ chiều sâu cho DN để có thể tăng trưởng sau đó.

Novaon đã tổ chức nhiều lớp đào tạo khác nhau cho từng đối tượng nhân viên, như mời TS. Nguyễn Việt Hùng, người sáng lập startup Got It trao đổi với đội ngũ của Novaon về làm sản phẩm ra toàn cần (go global) hay tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao kỹ năng, giúp gắn kết nhân viên với công ty , từ đó nâng tầm cho các nhóm, đội ngũ của Tập đoàn.

“Quý I năm 2022 vừa rồi dù vẫn ảnh hưởng bởi COVID nhưng Tập đoàn đã có tín hiệu tốt khi tăng trưởng 37%, nhưng một trong lý do mà Tập đoàn đã làm được là tạo sự gắn kết, nâng tầm của đội ngũ, trang bị tốt hơn cho đội ngũ và khi khó khăn qua đi thì DN có thể bật lên”, ông Quý nhấn mạnh.

Câu chuyện thứ ba, ông Quý chia sẻ là sau dịch, Novaon đã xây dựng hệ thống khung phúc lợi và tổ chức rất nhiều sự kiện như xây dựng đội ngũ (team building)… làm “ấm lên” sự gắn kết trong đội ngũ.

DN công nghệ số phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hoá - Ảnh 2.

Ông Vũ Thế Bình: VIA sẽ đóng góp đảm bảo an toàn cho người trẻ trên môi trường mạng

Nhân dịp này, chia sẻ về hoạt động của VIA trong thời gian tới, ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký VIA cho biết cho đến hết năm 2021 có 131 hội viên là các DN. 

DN công nghệ số phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hoá - Ảnh 3.

VIA trao giấy chứng nhận cho các hội viên DN mới

Đại diện CGV Telecom cùng các khách mời tham gia sự kiện

Đại diện CGV Telecom cùng các khách mời tham gia sự kiện

Trọng tâm công tác của VIA trong những tháng tới được ông Bình cho biết là sẽ thúc đẩy hệ sinh thái thanh toán số Việt Nam trên cơ sở làm việc với các hội viên “kỳ cựu” của Hiệp hội là các DN viễn thông có hoạt động liên quan tới thanh toán điện tử và di động. Hiệp hội cũng đẩy mạnh làm việc với các DN công nghệ số nước ngoài như Meta để nâng cao nhận thức và đảm bảo an toàn cho người dùng, đặc biệt là nhóm người dùng trẻ, trên Internet và mạng xã hội./.

Nguồn: ictvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0977592345